About Me

header ads

[Free] Truyện audio: Hồng Lâu Mộng - Tào Tuyết Cần- Giọng đọc Lệ Quyên (cực hay và hiếm) [Full]




 [Free] Truyện audio: Hồng Lâu Mộng  

Tác giả: Tào Tuyết Cần

 Giọng đọc Lệ Quyên (cực hay và hiếm)

***********************


Hồng Lâu Mộng là bộ tiểu thuyết cổ điển vĩ đại nhất của văn học Trung Hoa, do tác giả Tào Tuyết Cần hay là Tào Triêm viết. Hồng Lâu Mộng được Tào Tuyết Cần sáng tác trong khoảng thời gian giữa thế kỉ 18 khi triều đại phong kiến đã bắt đầu mục ruỗng và đi tới hồi kết.

Hồng Lâu Mộng được coi là bộ “tuyệt thế kì thư” (pho sách kì lạ nhất đời), thật sự phản ánh toàn diện và sâu sắc gương mặt văn hóa Trung Hoa, chú trọng vào cuộc sống tinh thần của người thành thị, thể hiện tinh thần dân chủ, phê phán xã hội phong kiến mục nát, phê phán giáo điều cổ hủ, đòi tự do yêu đương và tự do hôn nhân, giải phóng cá tính, khao khát bình đẳng, sống có lý tưởng cá nhân...Cốt truyện dựa trên câu chuyện có thực của dòng họ Tào trước đây. Xoay quanh việc triển khai bi kịch tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc là hai anh em con cô con cậu, cùng ở chung một nhà từ bé. Bảo Ngọc được bà nội nuông chiều, cho ở trong vườn Đại Quan, sống giữa đám a hoàn nhan sắc như Tập Nhân, Tĩnh Văn…Bản chất vị tha tốt đẹp và tính cách dịu dàng của đám nữ tì này đã ảnh hưởng nhiều đến Bảo Ngọc. Ở Giả phủ lúc đó còn có cô em họ Tiết Bảo Thoa, xinh đẹp, nết na. Bảo Ngọc cũng có cảm tình với cô. Nhưng chỉ có Đại Ngọc mới hiểu được tâm hồn Bảo Ngọc. Họ yêu nhau nhưng tình yêu của họ đã bị dập vùi trong đau khổ. Cả nhà họ Giả đã quyết định chọn Bảo Thoa gả cho Bảo Ngọc bằng kế “đánh tráo”, cưới em Lâm nhưng khi giở khăn che mặt ra là Bảo Thoa. Lâm Đại Ngọc sau đó đau đớn oán hờn, đốt thơ, đốt khăn tặng mà chết. Còn Bảo Ngọc bỏ nhà đi tu. Bảo Thoa thành một quả phụ trẻ đau khổ.

Tác phẩm mở đầu bằng một huyền thoại, khi thần Nữ Oa luyện đá vá trời xong còn thừa lại một viên đá, tuy không đắc dụng như những viên đá kia, nhưng nó đã trở thành một linh vật, về sau được đưa về cõi tiên giữ chức coi vườn, chuyên lo bón tưới cho một cây giáng châu. Đá có ơn với cây, cây chịu ơn của đá, kết nên một mối duyên nợ, nên cả hai đều phải đầu thai làm người để trang trải mối duyên nợ ấy: đá là Bảo Ngọc, cây là Đại Ngọc.

Từ câu chuyện huyền thoại khởi đầu ấy, tiểu thuyết triển khai bi kịch tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Họ là hai anh em con cô con cậu, cùng ở chung một nhà từ bé. Bảo Ngọc được bà nội nuông chiều, cho ở trong vườn Đại Quan, sống giữa đám a hoàn nhan sắc như Tập Nhân, Tình Văn... là những thiếu nữ xuất thân nghèo khổ, được họ Giả mua về hầu hạ. Bản chất vị tha tốt đẹp và tính cách dịu dàng của đám nữ tì này đã ảnh hưởng nhiều đến Bảo Ngọc. Ở Giả phủ lúc đó còn có cô em họ Tiết Bảo Thoa ở nhờ. Đó là môt cô gái đẹp, nết na theo đúng khuôn phép phong kiến. Bảo Ngọc cũng có cảm tình với cô. Nhưng chỉ có Đại Ngọc kiều diễm và đa cảm là người duy nhất hiểu được tâm hồn Bảo Ngọc, chàng trai đã chán ngấy cái con đường mòn mỏi học giỏi-thi đỗ-làm quan đang là niềm khao khát kì vọng của cả nhà họ Giả kí thác vào chàng.

Họ yêu nhau nhưng tình yêu của họ đã bị dập vùi trong đau khổ. Cả nhà họ Giả đã quyết định chọn Tiết Bảo Thoa cho Bảo Ngọc bằng kế đánh tráo của Phượng Thư. Bảo Ngọc cứ yên chí là cưới em Lâm, nhưng khi giở khăn che mặt, hóa ra là Bảo Thoa. Còn Lâm Đại Ngọc thì sau cơn ốm nặng đã đau đớn oán hờn đốt thơ, đốt khăn tặng mà chết giữa lúc cả nhà họ Giả linh đình làm đám cưới cho người yêu của nàng.

Bảo Ngọc bỏ nhà đi tu, còn Bảo Thoa thành một quả phụ trẻ đau khổ...

Tư tưởng chính của Hồng Lâu Mộng là gì? Đó là vấn đề mà mỗi người đọc, mỗi người nghiên cứu đều muốn giải đáp. Mặc dù tác giả từng nói rõ đại chỉ bất quá đàm tình (mục đích chính chẳng qua chỉ để nói tình), nhưng người ta không chịu dừng ở cách nói quá chung chung ấy. Vì vậy đã ra đời một ngành học lấy nó làm đối tượng nghiên cứu, gọi là Hồng học.

Với thành tựu sáng tạo độc đáo về văn học, với tư tưởng nhân văn sâu sắc về nội dung, với giá trị toàn diện về văn hóa, và với ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới, Hồng Lâu Mộng thật sự là một pho tuyệt thế kỳ thư của văn học Trung Quốc.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét